Thực hiện Công điện số 12/CĐ hồi 10 giờ 15 phút ngày 10/9/2024 của Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Bắc Ninh về việc phát lệnh báo động số 01 trên triền sông Đuống;
Để đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe nhân dân do mưa lũ gây ra trên địa bàn, Trung tâm Y tế huyện Tiên Du đã có Công văn khẩn yêu cầu các khoa, phòng, trạm y tế các xã, thị trấn thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo công tác y tế sau cơn bão số 3. Cụ thể:
1. Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ - Chỉ đạo tuyến - QLCL:
- Rà soát lại các Phương án, kịch bản ứng phó với mưa lũ sau bão; cập nhật các biện pháp ứng phó với tình huống ngập lụt diện rộng để sẵn sàng, chủ động ứng phó, đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe người bệnh, nhân viên y tế, người dân và bảo vệ thiết bị y tế, tài sản giảm thiểu tối đa thiệt hại nếu có tính huống ngập lụt xảy ra.
- Rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống thiên tai, thảm họa, cấp cứu ngộ độc năm 2024; các đội cấp cứu ngoại viện; đội phòng, chống dịch cơ động để chủ động công tác cấp cứu, hỗ trợ người dân các biện pháp vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh trong vùng có ngập lụt.
- Phân công lịch thường trực 24/24 giờ, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết và tình hình mưa lũ; sẵn sàng triển khai sẵn sàng triển khai phương án tiếp nhận, điều trị, hỗ trợ cấp cứu cho nạn nhân bị ảnh hưởng của mưa, lũ khi tình huống xảy ra.
2. Phòng Tổ chức cán bộ - Hành chính quản trị:
- Phối hợp với Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ - Chỉ đạo tuyến - Quản lý chất lượng, Khoa Dược - Vật tư - TTBYT và các khoa, phòng liên quan rà soát, xây dựng phương án di chuyển các trang thiết bị, máy móc, giường bệnh… ở vị trí thấp có thể bị úng lụt lên vi trí cao để đảm bảo an toàn, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản (nếu có tình huống xảy ra).
- Báo cáo các cấp có thẩm quyền huy động các lực lượng chức năng hỗ trợ ngành y tế thực hiện nhiệm vụ khi có tính huống ngập lụt.
- Đầu mối chỉ đạo khắc phục hậu quả về cơ sở hạ tầng, các thiết bị điện, hành chính do bão số 3 đi qua, đảm bảo an toàn người bệnh và cán bộ y tế.
3. Khoa Dược - Vật tư - TTBYT
- Rà soát đảm bảo đủ cơ số thuốc, vật tư, thiết bị y tế cho công tác cấp cứu, điều trị người bệnh khi có tình huống ngập lụt xảy ra.
4. Khoa KSBT - HIV/AIDS, YTCC - ATTP & Dinh dưỡng, Phòng Dân số - Truyền thông và GDSK:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn người dân các biện pháp vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo nước sạch, an toàn thực phẩm khi có ngập lụt.
- Dự trù cơ số hóa chất xử lý nước, môi trường; sẵn sàng các biện pháp thu gom, xử lý chất thải, phòng tránh nguy cơ phát tán mầm bệnh gây ảnh hưởng sức khỏe.
- Rà soát, kiện toàn đội phòng, chống dịch cơ động để chủ động công tác hỗ trợ người dân các biện pháp vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh trong vùng có ngập lụt.
- Chỉ đạo các Trạm Y tế xã, thị trấn thực hiện tốt công tác vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm.
5. Các Khoa lâm sàng, cận lâm sàng
- Duy trì thường trực 24/24 giờ, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết và tình hình mưa lũ; sẵn sàng triển khai phương án tiếp nhận, điều trị, hỗ trợ cấp cứu cho nạn nhân bị ảnh hưởng của mưa, lũ khi tình huống xảy ra.
- Tập trung lực lượng khẩn trương thu dọn, vệ sinh buồng bệnh và ngoại cảnh, sửa chữa, khắc phục các sự cố do cơn bão số 3 gây ra; kiểm tra lại các thiết bị y tế, tài sản... sẵn sàng tiếp đón, phục vụ người dân đến khám, chữa bệnh. Chuẩn bị bổ sung cơ số thuốc, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cấp cứu sẵn sàng ứng phó với tình huống ngập lụt.
- Phối hợp di chuyển trang thiết bị, tài sản, người bệnh lên vị trí cao hơn khi xảy ra tình trạng ngập lụt.
6. Trạm y tế các xã, thị trấn
- Xây dựng Phương án, kịch bản ứng phó với mưa lũ sau bão; cập nhật các biện pháp ứng phó với tình huống ngập lụt diện rộng để sẵn sàng, chủ động ứng phó, đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe người bệnh, nhân viên y tế, người dân và bảo vệ thiết bị y tế, tài sản giảm thiểu tối đa thiệt hại nếu có tính huống ngập lụt xảy ra.
- Duy trì thường trực 24/24 giờ, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết và tình hình mưa lũ; sẵn sàng triển khai phương án tiếp nhận, điều trị, hỗ trợ cấp cứu cho nạn nhân bị ảnh hưởng của mưa, lũ khi tình huống xảy ra
- Tập trung lực lượng khẩn trương thu dọn, vệ sinh buồng bệnh và ngoại cảnh, sửa chữa, khắc phục các sự cố do cơn bão số 3 gây ra; kiểm tra lại các thiết bị y tế, tài sản... sẵn sàng tiếp đón, phục vụ người dân đến khám, chữa bệnh. Chuẩn bị bổ sung cơ số thuốc, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cấp cứu sẵn sàng ứng phó với tình huống ngập lụt.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn người dân các biện pháp vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo nước sạch, an toàn thực phẩm khi có ngập lụt.
- Chủ động xây dựng phương án đáp ứng y tế với các vùng bị ngập cô lập hoàn toàn, đặc biệt chú ý tới các đối tượng người già, trẻ em, người có bệnh mãn tính, người khuyết tật, phụ nữ có thai…
- Dự trù cơ số hóa chất xử lý nước, môi trường; sẵn sàng các biện pháp thu gom, xử lý chất thải, phòng tránh nguy cơ phát tán mầm bệnh gây ảnh hưởng sức khỏe.
- Rà soát, kiện toàn các Tổ cấp cứu lưu động; Tổ phòng, chống dịch cơ động để chủ động công tác cấp cứu, hỗ trợ người dân các biện pháp vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh trong vùng có ngập lụt.
7. Báo cáo kịp thời về Trung tâm Y tế huyện và các cấp có thẩm quyền khi có các tình huống bất thường, khẩn cấp có ảnh hưởng hoặc nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh hoặc hư hỏng tài sản công.